Chương trình bồi dưỡng, thi đánh giá năng lực tiếng Nga trình độ B1
Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR)
1, Thông tin chung
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng Nga cấp độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu được xây dựng, ban hành theo Quyết định số 5650/QĐ-T31-HTQT ngày 25/11/2014 của Giám đốc Học viện ANND.
Chương trình được thiết kế dựa trên bảng mô tả năng lực ngoại ngữ theo Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) với thời lượng 300 tiết (tương ứng với 225 giờ học) gồm 09 bài học trong giáo trình Дорога в Россию 3 (первый уровень I) và Дорога в Россию 3 (первый уровень II). Chương trình trang bị cho người học những kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ở trình độ trung các kỹ năng thực hành ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu trong công việc cũng như giao tiếp ngoài xã hội.
Ngữ pháp: câu bị động, câu chủ động với phân từ hiện tại, với phân từ quá khứ, dạng rút gọn của phân từ bị động, mức độ so sánh của trạng từ và tính từ, động từ chuyển động có thành tố và không có thành tố, số đếm, động danh từ
– Từ vựng: Khoảng 3000 từ liên quan đến các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, các chủ đề về chuyên môn, học thuật.
– Ngữ âm: Ngữ điệu, nhịp điệu tiếng Nga trong các tình huống giao tiếp văn hóa xã hội thông thường cũng như trong giao tiếp định hướng chuyên ngành đơn giản với lượng từ và chủ đề giao tiếp nhất định.
Kỹ năng Nghe: Nghe thông báo, chuyện kể và có thể là bài hỗn hợp
Kỹ năng Nói: Kể lại bài nghe hoặc đọc.
Kỹ năng Đọc: đọc thông báo, chuyện kể, mô tả và những bài hỗn hợp với yếu tố suy luận.
Kỹ năng viết: Viết chuyện kể, thông báo hoặc bài hỗn hợp.
Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ đạt được kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng ở trình độ B1 (CEFR). Cụ thể như sau:
Nghe:
– Hiểu khi nghe thông tin trong lời độc thoại; hiểu chủ đề, thông tin chính và thông tin bổ sung trong mỗi đoạn thông báo một cách tương đối đầy đủ và chính xác.
– Hiểu khi nghe nội dung chính của đoạn hội thoại, ý định giao tiếp của người tham gia giao tiếp.
Đọc:
– Đọc bài khóa nhằm nắm nội dung khái quát của bài;
– Xác định được chủ đề của bài đọc: hiểu được ý chính của bài;
– Hiểu tương đối đầy đủ và chính xác thông tin chính cũng như thông tin bổ sung của bài đọc.
Viết:
– Viết ra được một bài viết sáng tạo về một chủ điểm đặt ra phù hợp với định hướng giao tiếp.
– Viết lại nội dung bài đọc hoặc bài nghe phù hợp với yêu cầu giao tiếp cụ thể.
Nói:
– Tự xây dựng được một lời độc thoại hoàn chỉnh có lôgic theo chủ điểm đặt ra phù hợp với định hướng giao tiếp (không dưới 25 câu); Kể lại bài đã nghe hoặc đọc có nội dung đa dạng; Thể hiện thái độ đối với sự kiện, nhân vật trong bài và hành động của họ.
– Hiểu được phát ngôn của người đối thoại, nắm được ý đồ giao tiếp của người đó trong phạm vi tình huống giao tiếp giới hạn;
– Phản xạ chính xác đối với lời thoại của người cùng đối thoại;
– Tiến hành hội thoại tự nhiên, thể hiện được ý đồ giao tiếp của mình trong một số tình huống giao tiếp khá rộng.
2, Thời lượng, hình thức bồi dưỡng
Thời lượng:
Người học đã có trình độ A2 : Tham gia bồi dưỡng tiết, luyện thi tiết. Kết thúc chương trình bồi dưỡng, người học đăng ký dự thi, tham gia thi đánh giá năng lực.
Hình thức:
– Học, thi trực tiếp tại Trung tâm NN-TH, địa chỉ 119-121 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
– Học, thi trực tuyến
3, Kinh phí
Lệ phí học, thi: /học viên
4, Đăng ký học, thi:
Hồ sơ gồm:
– 02 ảnh 4x6cm nền xanh
– CMTND/CCCD bản sao công chứng hoặc bản scan dưới dạng file PDF
– Đơn đăng ký theo mẫu (Bản PDF)
Đăng ký tại: Văn phòng Trung tâm NN-TH, Tầng 1, Tòa nhà 119-121, đường Trần Phú, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
5, Cán bộ liên hệ:
Ms. Vân Anh: 097.8009288; Ms. Liên: 098.7111191
6, Lịch khai giảng, học, thi: Xem tại mục Lịch học và thi