- Thông tin chung
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh trình độ B2 (CEFR) được ban hành theo Quyết định 3909/QĐ-T01-NNTH ngày 08/7/2021 của Giám đốc Học viện An ninh nhân dân.
Chương trình được thiết kế dựa trên bảng mô tả năng lực ngoại ngữ theo Khung tham chiếu chung châu Âu trình độ trên trung cấp với thời lượng 450 tiết (tương ứng với 337 giờ học), gồm 10 bài học trong giáo trình Cambridge Empower B1+ và 10 bài học trong giáo trình Cambridge Empower B2, đảm bảo tính liên thông và kế thừa của các chương trình ở cấp độ A1, A2 và B1.
Ngữ âm: nguyên âm, tổ hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, câu hỏi thay thế, câu hỏi đuôi, câu hỏi thể hiện câu mời, câu gợi ý, các từ có trọng âm (trường hợp đặc biệt)/các từ không mang trọng âm, sự đồng hoá, từ đồng âm, dạng phát âm mạnh và yếu của từ, các dạng viết/phát âm tắt, …
Ngữ pháp: động ngữ, tính từ phân từ, trạng từ chỉ cách thức và các từ bổ nghĩa, từ ghép, uyển ngữ, diễn đạt kiểu thành ngữ, thông tục và tiếng lóng, động từ tình thái (thời hiện tại và thì hoàn thành), thể bị động, mệnh đề quan hệ, mệnh đề mục đích, câu tường thuật, câu hỏi đuôi, thời hiện tại và thời quá khứ để nói về thói quen, thì hiện tại hoàn thành đơn và thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì quá khứ hoàn thành, thì tương lai hoàn thành, thì tương lai tiếp diễn, thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn nói về tương lai, câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3.
Từ vựng: khoảng 3000 từ vựng thuộc các chủ đề: nghề nghiệp và điều kiện lao động, công nghệ và công cụ lao động, hệ thống giáo dục, giao thông, du lịch và thám hiểm, tội phạm và pháp luật, quan hệ xã hội, lễ hội, phong tục tập quán, thể thao và giải trí, địa lý và khí hậu, ngân hàng, tiền tệ, kinh tế, nạn thất nghiệp, thị trường, tiếp thị, hàng hóa, giá cả, sản xuất, kinh doanh, thương mại.
Kĩ năng Nghe: luyện tập nghe hội thoại giao tiếp xã hội, độc thoại, nhật kí audio, tiểu sử, bài diễn thuyết trên đài phát thanh, truyền hình, phỏng vấn, thuyết trình, tranh luận.
Kĩ năng Nói: Đưa ra ý kiến cá nhân, đưa ra lập luận để tham gia tranh luận về những chủ đề quen thuộc và không quen thuộc như công việc, mua sắm, giáo dục, thể thao, kế hoạch trong tương lai, kể về trải nghiệm của bản thân hay các ý tưởng cá nhân.
Kĩ năng Đọc: đọc bài xã luận, bài phỏng vấn, bài báo chuyên ngành, tác phẩm văn học, bài bình luận, blog, tờ rơi, tin tức từ các trang web, các blog về du lịch, ẩm thực.
Kĩ năng Viết: viết thư, viết bài luận, báo cáo, các bài bình luận về các chủ đề phức tạp có văn phong phù hợp.
Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ đạt được kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng ở trình độ trên trung cấp tương đương cấp độ B2 Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR). Cụ thể như sau:
Nghe: Có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc phát lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn; hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật, bài thuyết trình) trong lĩnh vực chuyên môn của mình; xác định được ý chính của những đoạn thảo luận dài khi nghe trực tiếp với điều kiện ngôn bản được nói rõ ràng; hiểu được những thông tin kỹ thuật đơn giản, các chỉ dẫn (ví dụ: cách vận hành và sử dụng thiết bị hàng ngày).
Nói: Có thể giao tiếp độc lập về nhiều chủ đề, có lập luận và cấu trúc mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn từ trôi chảy, chính xác; trình bày về ý nghĩa của một sự kiện hay trải nghiệm của cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách rõ ràng bằng lập luận chặt chẽ và phù hợp; trao đổi, kiểm tra và chứng thực thông tin, xử lý các tình huống hiếm gặp trong cuộc sống và biết giải thích nguyên nhân; giải thích ngắn gọn cho các ý kiến, kế hoạch và hành động; thực hiện các thông báo ngắn có chuẩn bị trước về một chủ đề thân thuộc một cách dễ hiểu dù vẫn mắc lỗi trọng âm hoặc ngữ điệu.
Đọc: Có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản (miêu tả, sách quảng cáo, bài báo, bài nghị luận) và mục đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc; đọc các văn bản dài để xác định các thông tin cần tìm, thu thập thông tin từ nhiều phần của một văn bản, hay từ nhiều văn bản khác nhau nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể; xác định được các kết luận chính trong các bài nghị luận; xác định các luận điểm chính trong bài đọc mặc dù chưa hiểu được một cách chi tiết; hiểu được các chỉ dẫn được viết rõ ràng, đơn giản dành cho các loại thiết bị.
Viết: Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề quan tâm khác nhau, đưa ra những thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau; viết được các văn bản miêu tả hoặc tường thuật sự kiện đơn giản, dễ hiểu, có liên kết về các loại chủ điểm quen thuộc ưa thích, bằng cách kết nối các sự kiện cụ thể theo trình tự thời gian, truyền đạt thông tin và ý tưởng về các chủ đề cụ thể hay trừu tượng, kiểm tra thông tin, yêu cầu lấy thông tin hay giải thích vấn đề với độ chính xác phù hợp; iết thư hay ghi chú cá nhân để yêu cầu hay truyền đạt nhanh các thông tin đơn giản, truyền tải được điểm mà mình cho là quan trọng.
- Thời lượng, hình thức bồi dưỡng
Thời lượng:
Người học đã có trình độ B1: Tham gia bồi dưỡng 160 tiết, luyện thi 50 tiết. Kết thúc chương trình bồi dưỡng, người học đăng ký dự thi, tham gia thi đánh giá năng lực.
Hình thức:
– Học, thi trực tiếp tại Trung tâm NN-TH, địa chỉ 119-121 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
– Học, thi trực tuyến
- Kinh phí
Lệ phí học, thi: 9.200.000đ/học viên
- Đăng ký học, thi:
Hồ sơ gồm:
– 02 ảnh 4x6cm nền xanh
– CMTND/CCCD bản sao công chứng
– Đơn đăng ký theo mẫu (Bản PDF)
Đăng ký tại: Văn phòng Trung tâm NN-TH, Tầng 1, Tòa nhà 119-121, đường Trần Phú, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Cán bộ liên hệ:
Ms. Vân Anh: 097.8009288; Ms. Liên: 098.7111191
- Lịch khai giảng, học, thi: Xem tại mục Lịch học và thi